VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!

Join the forum, it's quick and easy

VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!
VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LUẬN VỀ NIỆM PHẬT
MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA” EmptyWed May 21, 2014 12:49 am by Admin

» Duy ngã độc tôn
MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA” EmptySat May 10, 2014 12:17 am by Admin

» VIỄN LY – QUYẾT ĐỊNH GIẢI THOÁT
MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA” EmptySat Jan 14, 2012 10:31 am by Admin

» THI HAY KỆ
MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA” EmptyFri Jan 13, 2012 6:32 am by Admin

» VỌNG TƯỞNG LUÂN HỒI
MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA” EmptyWed Dec 07, 2011 11:59 am by Admin

» QUAN ĐIỂM CỦA TÔI
MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA” EmptyMon Dec 05, 2011 10:51 pm by Admin

» Mục lục - Giới thiệu
MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA” EmptyMon Dec 05, 2011 10:48 pm by Admin

» ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ NEWSWEEK
MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA” EmptyFri Oct 14, 2011 9:36 am by Admin

» BẢO HÀNH VƯƠNG CHÍNH LUẬN
MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA” EmptyWed Sep 14, 2011 5:05 am by Admin

Affiliates
free forum


MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA”

Go down

MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA” Empty MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA”

Bài gửi  Admin Sat Jun 05, 2010 7:26 am

MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA”


MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA” Dharamsala-view
Một con đường dập dìu ở Dharamsala, một thành phố ở Bắc Ấn Độ, quê hương thứ hai của nhiều người Tây Tạng lưu vong và Đức Đạt Lai Lạt Ma, lĩnh tụ của họ.

Dharamsala, Ấn Độ - Nép mình giữa những con đường quanh co và những triền đồi dốc thẳng. Dharamsala là một thành phố yên bình. Không giống như Tân Đề Ly, nó không bị ô nhiễm – không khí trong lành, một bầu trời xanh ngắt và rất nhiều cây cối cùng bông hoa.

Tọa lạc ở tiểu bang Hamachal Pradesh ở miền Bắc Ấn Độ, thành phố miền núi này được đề xuất để làm nơi cư trú cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và người Tây Tạng vào năm 1959 bởi Thủ tướng Ấn Độ thời bấy giờ, Neru, sau khi người Tây Tạng đào thoát khỏi quê hương của họ, vì lo sợ khủng bố ngược đãi về tôn giáo và xã hội bởi chính quyền Trung Cộng chiếm đóng.

Người ta thường gọi thị trấn này là “Tiểu Lhasa”, tên của thủ đô Tây Tạng. Nó được chia thành ba khu vực – vùng trên gọi là McLeod Ganj; vùng giữa gọi là Kotwali Bazar, và vùng dưới là Kacheri.

MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA” Dharamsala-ducdatalailatma02
Tượng Phật Thích Ca ở chính điện tu viện Namgyal
(Tu viện, nơi ngự tọa của Đức Đạt Lai Lạt Ma).

Hầu hết người Tây Tạng sống ở Mcleod Ganj, đây là đại bản doanh của chính phủ lưu vong Tây Tạng, và cũng là nơi cư ngụ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, lĩnh tụ tinh thần của Tây Tạng và khôi nguyên Nobel Hòa bình cũng như lĩnh tụ dân chủ của Miến Điện Aung San Suu Kyi. Họ chia sẻ cùng số phận của những lĩnh tụ chân chính của dân tộc họ, những người đã bị phủ nhận vai trò hợp pháp bởi những chính quyền chuyên chế độc đoán.


MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA” Tara
Quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn ở tu viện Namgyal

Những con đường chung quanh Khách sạn McLeod Ganj đầy dẫy những nhà hàng ăn, cửa hàng tặng phẩm, và những phụ nữ Tây Tạng đan móc áo cùng những vật thủ công. Tản bộ chung quanh, những người khách ngoại quốc, ăn vận trong những bộ đồ Tây Tạng, thường dừng lại nói chuyện với những tu sĩ.

Một phụ nữ Tây Tạng, Sharab, người đã tham dự trong những cuộc phản kháng ở Tây Tạng chống lại Trung Cộng nói với tôi rằng đời sống ở đây thoát khỏi những căng thẳng tìm thấy ở Tây Tạng, một không khí tự do.

“Chúng tôi không thể sống ở Lhasa được nữa vì chúng tôi hành động cho hòa bình, dân chủ và độc lập cho Tây Tạng,” bà nói. “Tôi đã ở đây hai mươi ba năm rồi. Đây là một nơi rất thanh bình. Không có đàn áp, và chúng tôi không cần phải lo lắng bất cứ điều gì.

Sharab nói bà mong ước cho Suu Kyi khỏe mạnh và cầu nguyện cho sức khỏe cùng sự tự do của nữ lĩnh tụ này. Bà nói người Tây Tạng nghĩ về Miến Điện như “quê hương của Suu Kyi”.

“Khi tôi thấy những tu sĩ trên truyền hình tán tụng ‘kinh Thương yêu’ trong khi họ diễn hành trên những con đường và bị bắn cùng đánh đập bởi những côn đồ của nhà cầm quyền, nó nhắc tôi nhớ về những tăng ni Tây Tạng, những người bị đánh đập, ép buộc rời khỏi những tu viện, bị bắt bớ và tù đày bởi nhà cầm quyền cộng đảng ở Lhasa,” Sharab nói thế.

Với những dòng lệ trên đôi mắt, bà cho tôi xem một bức hình ở Lhasa. Bà nói bà nguyện cầu cho hòa bình ở Tây Tạng để bà cùng những người Tây Tạng có thể trở về quê hương.

Du khách và những người leo núi thường đến Dharamsala vì những phong cảnh tuyệt vời của núi non, thác nước, và những hồ nước chung quanh. Thị trấn này phụ thuộc vào những khách du lịch như nguồn thu nhập chính của nó.

Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ lưu vong Tây Tạng đã thành lập một thư viện văn hóa và cơ sở lưu trử Tây Tạng ở McLeod Ganj để đẩy mạnh Phật giáo Đại thừa và lịch sử, chính trị cùng văn hóa của dân tộc Tây Tạng.

Nhiều người Tây Tạng đến Dharamsala để tiếp nhận một nền học vấn cao cấp.

Ahshi Dayan nói với tôi rằng cô đã rời làng với những người anh của cô để học Anh ngữ ở đây, và sau đó cô định trở lại làng cũ để giúp dạy dỗ những đứa trẻ.

Cô và những người anh của cô đã bị cầm giữ hai tuần lễ bởi những lính biên phòng Trung Cộng vì họ tìm thấy hai tấm hình của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong ba lô của người anh của cô.

Cuối cùng, cô được thả ra nhưng những người anh của cô không được phép rời Tây Tạng. Họ khuyến khích cô tiếp tục hành trình cùng với những người con gái mạo hiểm khác mà họ đã từng đi chung.

Được hỏi cô có muốn học tập ở ngoại quốc không, Ahshi Dayan nói, “Tôi chẳng có tham vọng ấy, tôi chỉ cố gắng tối đa để học Anh ngữ ở đây. Sau đó, tôi “sẽ trở lại quê hương và làm một giáo viên. Những đứa trẻ trong làng tôi không có những điều kiện thích hợp để đi đến trường. Chính quyền Trung Cộng dìm chúng tôi xuống bởi vì họ sợ chúng tôi trở thành những người có kiến thức. Tôi muốn những đứa trẻ trong làng tôi được phát triển toàn diện.”

Ahshi Dayan nói cô đã bừng khóc nức nở vì vui sướng khi cô có cơ hội để bày tỏ lòng tôn kính đến Đức Đạt Lai Lạt Ma với tư cách cá nhân. Dân tộc Tây Tạng tôn sùng Đức Đạt Lai Lạt Ma như một vị Phật sống.

Kém may mắn thay, trong thời gian tôi viếng thăm Ngài đã du hành ngoại quốc, và tôi đã không thể tỏ lòng tôn kính.

Chính phủ lưu vong Tây Tạng cung cấp tài chính hổ trợ đến những người trẻ như Ahshi những người hăng hái nồng nàng học tập và cũng tặng học bổng để du học ngoại quốc. Họ cũng giúp những người nghèo và người già cùng cung cấp sự huấn nghệ cũng như những sự giúp đở khác.

Khoảng bảy nghìn người Tây Tạng sống ở McLeod Ganj. Trong khi ở Dharamsala, tôi nhận thấy rằng người Tây Tạng hổ trợ chính phủ lưu vong của họ bởi vì đấy là những chương trình dân chủ và phát triển để giúp đở dân tộc họ.

Acharya Yeshi Phuntsok, một dân biểu quốc hội của chính phủ lưu vong, nói, “Rất hiếm cho những người Tây Tạng định cư ở một quốc gia thứ ba. Không có chương trình tái định cư cho chúng tôi. Chúng tôi đã bị phong tỏa từ năm 1965. Hầu hết mọi người bây giờ định cư ở đây và không có mấy người muốn đi ngoại quốc.”

MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA” Dharamsala-ducdatalailatma05
Một khung cảnh của McLeod Ganj, nhìn từ tu viện Namgyal

Khi rời McLeod Ganj, tôi bị choáng ngộp bởi khung cảnh thanh bình của con người và bởi chí nguyện của họ nhầm hổ trợ cho nhau và để trở về Tây Tạng. Những người Miến Điện và Tây Tạng có nhiều điều thông thường giống nhau.
Khi những lá cờ Tây Tạng và Phật giáo tung bay trong gió, tôi nghĩ về những người Miến Điện lưu vong của tôi. Một ngày nào đấy, cả những người Miến Điện và Tây Tạng sẽ có lại quê hương của họ.


A Visit to 'Little Lhasa'
The Irrawaddy[Saturday, January 30, 2010 19]
By ZARNI MANN

Tuệ Uyển chuyển ngữ
30-01-2010
http://www.phayul.com/news/article.aspx?article=A+Visit+to+'Little+Lhasa'&id=26501
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết