VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!

Join the forum, it's quick and easy

VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!
VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LUẬN VỀ NIỆM PHẬT
Mục lục - Giới thiệu EmptyWed May 21, 2014 12:49 am by Admin

» Duy ngã độc tôn
Mục lục - Giới thiệu EmptySat May 10, 2014 12:17 am by Admin

» VIỄN LY – QUYẾT ĐỊNH GIẢI THOÁT
Mục lục - Giới thiệu EmptySat Jan 14, 2012 10:31 am by Admin

» THI HAY KỆ
Mục lục - Giới thiệu EmptyFri Jan 13, 2012 6:32 am by Admin

» VỌNG TƯỞNG LUÂN HỒI
Mục lục - Giới thiệu EmptyWed Dec 07, 2011 11:59 am by Admin

» QUAN ĐIỂM CỦA TÔI
Mục lục - Giới thiệu EmptyMon Dec 05, 2011 10:51 pm by Admin

» Mục lục - Giới thiệu
Mục lục - Giới thiệu EmptyMon Dec 05, 2011 10:48 pm by Admin

» ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ NEWSWEEK
Mục lục - Giới thiệu EmptyFri Oct 14, 2011 9:36 am by Admin

» BẢO HÀNH VƯƠNG CHÍNH LUẬN
Mục lục - Giới thiệu EmptyWed Sep 14, 2011 5:05 am by Admin

Affiliates
free forum


Mục lục - Giới thiệu

Go down

Mục lục - Giới thiệu Empty Mục lục - Giới thiệu

Bài gửi  Admin Mon Dec 05, 2011 10:48 pm

RỘNG MỞ TỪ ÁI

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffry Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 22/09/2011

MỤC LỤC

Lời người dịch
Lời nói đầu

1- Quan điểm của tôi
2- Những giai tầng phát triển
3- Căn bản thanh tịnh của tâm thức
4- Bước nền tảng: Nghĩ về bạn và thù
5- Bước thứ nhất: Nhận ra bạn
6- Bước thứ hai: Đánh giá đúng sự ân cần
7- Bước thứ ba: Quay lại ân cần
8- Bước thứ tư: Học để yêu thương từ ái
9- Sự khác biệt giữa từ ái và luyến ái (dính mắc)
10- Từ ái như căn bản của nhân quyền
11- Mở rộng vòng xoay từ ái
12- Bước thứ năm: Năng lực của bi mẫn
13- Bước thứ sáu: Cố gắng hoàn toàn
14- Bước thứ bảy: Tìm cầu sự giác ngộ vị tha
15- Năng lực vô biên của vị tha
16- Hành động với từ ái

***

LỜI NGƯỜI DỊCH

Cổ Đức có dạy :
"Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc
Bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ ".
Tạm dịch :
Lòng thương yêu có khả năng đem đến cho tất cả chúng sanh an vui,
Lòng thương xót có khả năng cứu tất cả chúng sanh thoát khổ.
Phật Giáo Tây Tạng khi dịch ra Anh ngữ thường dùng:
- Love để dịch cho chữ Từ hay từ ái và có định nghĩa là nguyện cho mọi chúng sinh được hạnh phúc và có nguyên nhân của hạnh phúc.
- Compassion để dịch chữ Bi hay bi mẫn (hay great love: Đại bi) và có định nghĩa là nguyện cho mọi chúng sinh thoát khổ và hết những nguyên nhân của khổ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một số bài viết cũng nói rằng, không phải nói đến từ ái hay bi mẫn là chúng ta phải có khả năng để ban vui hay cứu khổ mà trước hết đấy là sự phát nguyện, mong ước của chúng ta cho mọi chúng sinh được có niềm vui và hết khổ. Quả vậy, nếu chúng ta nghĩ đến ban vui cứu khổ mà khi chúng ta chưa có khả năng thần thông tự tại như những vị Phật hay Bồ tát thì quả là ngoài sức tưởng tượng và chúng ta không thể và không dám nghĩ đến, và chúng ta cảm thấy thối chí. Tuệ Uyển nghĩ như thế. Nhưng thay vì thế, như lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng ta trước hết phải có tấm lòng rộng rãi như thế, phải phát nguyện từ ái và bi mẫn nguyện cho mọi người được hết khổ, được có niềm vui, được có nguyên nhân của niềm vui, được hết những nguyên nhân của khổ. Với lời nguyện ước, mong muốn này chắc ai cũng có thể làm được.

Dĩ nhiên nói đến từ bi là nói đến lòng thương yêu không phân biệt kẻ oán, bạn hữu hay người dưng, nhưng thật khó mà nghĩ đến người làm tổn hại chúng ta, người chúng ta không ưa với tâm bình đẳng như vậy, nhưng như Bồ tát Tokmay Sangpo nói, nếu chúng ta không thuần hóa kẻ thù nội tại mà lại muốn thuần hóa kẻ thù ngoại tại thì kẻ oán lại càng tăng, thế nên việc phát lời nguyện ước từ ái và bi mẫn hay nguyện cho mọi người đều khỏi khổ, hết nguyên nhân của khổ, được hạnh phúc và có nguyên nhân của hạnh phúc là cách hay nhất để rộng mở cõi lòng của chúng ta, thuần hóa kẻ thù nội tại của chúng ta, dù thực tế chúng ta chưa hành động gì cả.

Trong những buổi lễ của Phật Giáo, chúng ta thường có một phút nhập từ bi quán, nhưng chỉ một phút thôi và lâu lâu một lần như vậy thì thật khó mà thâm nhập được từ bi và khó mà rộng mở cõi lòng, khó mà thuần hóa kẻ thù nội tại. Nhưng nếu chúng ta thường xuyên phát nguyện từ ái và bi mấn, hay luôn luôn giữ lòng từ bi, chắc chắn kẻ thù nội tại sẽ khuất phục trước năng lực của từ bi. Các đạo sư Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, hay Thiền sư Nhất Hạnh thường nói hãy gởi những thông điệp thương yêu hay từ bi vào không gian, năng lực của từ bi của chúng ta, của càng nhiều người sẽ làm dịu "thế gian nóng bức" này, dịu những nổi thù hận trong nghiệp chướng của chúng ta. Phát nguyện từ ái bi mẫn là thiết thực làm việc này, là thiết thực biểu lộ bản chất của Đạo Phật, đạo của từ bi.

Thức dậy miệng mĩm cười,
Hăm bốn giờ tinh khôi,
Xin nguyện sống trọn vẹn
Mắt thương nhìn cuộc đời
.
Nam mô A Di Đà Phật
Tuệ Uyển




LỜI NÓI ĐẦU

Tôi đã gặp vị thầy đầu tiên của tôi về Phật Giáo Tây Tạng gần cuối năm 1962 ở New Jesey. Một người Kalmykia[1] từ Astrakhan, nơi mà dòng Volga đổ vào biển Caspian, Geshe Wangyal, giống như nhiều tu sĩ Kalmykia, đã du hành sang Tây Tạng để vào một trường đại học Phật Giáo và ở đấy trong ba mươi lăm năm. Đã chứng kiến sự tàn phá những học viện Phật Giáo ở Liên Bang Sô Viết, thầy đã cảm thấy - sau khi Trung Cộng xâm chiếm Tây Tạng năm 1950 - những gì sẽ xảy đến cho Tây Tạng, và vào năm 1955 thầy đã đến Ấn Độ. Ba năm sau, thầy đã du hành bằng thuyền đến Hoa Kỳ với sự giúp đở của Hội Thánh Phụng Sự Thế Giới.

Gần như từ thời khắc đến Hoa Kỳ, Geshe Wangyal đã bắt đầu giảng dạy Đạo Phật Tây Tạng cho tất cả những ai tìm cầu, thành lập một tu viện và trung tâm tu học và mời bốn vị tu sĩ Tây Tạng để hợp lực với thầy vào năm 1960. Các thầy đã dạy cho nhiều người Mỹ, kể cả tôi. Một số này cuối cùng đã trở nên có ảnh hưởng trong những học viện, chính trị, y dược, tôn giáo, nhà xuất bản cũng như những lĩnh vực khác.

Sự ra đi ồ ạt từ Tây Tạng năm 1959, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đào thoát đến Ấn Độ, đã đưa đến sự hình thành của những trường học Tây Tạng cho những cư sĩ và tu sĩ ở Ấn Độ, Sikkim, và Nepal, kể cả một chương trình giáo dục tu sĩ đầu tiên trong một nơi đã từng là nhà tù trong cái nóng bức của Buxaduor, Ấn Độ, một nơi với sự điều tiết khổ sở đến khí hậu và độ cao thấp so với mặt biển của một môi trường mới [đối với những người Tây Tạng vốn ở trên một cao nguyên nóc nhà thế giới]






[1] Kalmykia: một nước Cộng hòa tự trị thuộc Liên bang Nga, ở về phía Tây biển Caspian. Qua di cư, một số cộng đồng nhỏ người Kakmykia đã được thành lập ở Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, và Czech.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết