VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!

Join the forum, it's quick and easy

VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!
VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LUẬN VỀ NIỆM PHẬT
CHÍNH TRỊ TÁI SINH  EmptyWed May 21, 2014 12:49 am by Admin

» Duy ngã độc tôn
CHÍNH TRỊ TÁI SINH  EmptySat May 10, 2014 12:17 am by Admin

» VIỄN LY – QUYẾT ĐỊNH GIẢI THOÁT
CHÍNH TRỊ TÁI SINH  EmptySat Jan 14, 2012 10:31 am by Admin

» THI HAY KỆ
CHÍNH TRỊ TÁI SINH  EmptyFri Jan 13, 2012 6:32 am by Admin

» VỌNG TƯỞNG LUÂN HỒI
CHÍNH TRỊ TÁI SINH  EmptyWed Dec 07, 2011 11:59 am by Admin

» QUAN ĐIỂM CỦA TÔI
CHÍNH TRỊ TÁI SINH  EmptyMon Dec 05, 2011 10:51 pm by Admin

» Mục lục - Giới thiệu
CHÍNH TRỊ TÁI SINH  EmptyMon Dec 05, 2011 10:48 pm by Admin

» ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ NEWSWEEK
CHÍNH TRỊ TÁI SINH  EmptyFri Oct 14, 2011 9:36 am by Admin

» BẢO HÀNH VƯƠNG CHÍNH LUẬN
CHÍNH TRỊ TÁI SINH  EmptyWed Sep 14, 2011 5:05 am by Admin

Affiliates
free forum


CHÍNH TRỊ TÁI SINH

Go down

CHÍNH TRỊ TÁI SINH  Empty CHÍNH TRỊ TÁI SINH

Bài gửi  Admin Mon Feb 28, 2011 6:08 am

CHÍNH TRỊ TÁI SINH

Chắc chắn tốt nhất là đừng cố gắng làm cho hợp lý lời tuyên bố của Bắc Kinh về Đức Đạt Lai Lạt Ma và những lĩnh tụ tâm linh khác của Tây Tạng: các ông sẽ chỉ làm cho đầu các ông tổn thương. Tuần rồi, Cơ Quan Thẩm Quyền Nhà Nước về Quan Hệ Tôn Giáo của chính quyền vô thần [1] Bắc Kinh đã công bố chương trình để thông qua một đạo luật mới cấm chỉ vị bổn tôn Phật Giáo 75 tuổi không được tái sinh bất cứ nơi nào ngoài vùng đất thuộc quyền kiểm soát của nhà đương cục Trung Cộng (!) , và trao quyền quyết định tối hậu cho nhà cầm quyền tuyên bố khi nào đúng thời để xác định sự tái sinh lần thứ mười lăm của ngài.

Điều đó có thể dường như để đưa ra một song đề, đối với sự tuyên bố hứa hẹn trước đây của vị lĩnh tụ tâm linh rằng ngài sẽ không bao giờ tái sinh ở Tây Tạng cho đến khi mà quê hương của ngài vẫn còn dưới gót giày của Trung Cộng [3]. Qua lời phỏng vấn của Swati Chopra: Và ngài đã từng nói rằng vị Đạt Lai Lạt Ma tiếp theo sẽ được tìm thấy bên ngoài Trung Hoa?

Đạt Lai Lạt Ma: Như tôi đã nói ở phần trước đây, cho dù thế chế này sẽ tiếp tục hay không tùy thuộc vào đồng bào Tây Tạng. Dưới những tình cảnh tối ưu, tôi nghĩ rằng thế chế ấy nên tiếp tục. Thứ nhất, bảo tồn thế chế là quan trọng. Rồi thì, có lịch sử cá nhân. Cả hai sự lựa chọn nên được giữ cởi mở như thế. Nếu đồng bào Tây Tạng muốn một sự tái sinh khác, thế thì một cách hợp lý trong khi chúng tôi ở bên ngoài, vị kế tục phải là người nào đấy có thể tiếp tục nhiệm vụ này, mà đã không được vị tiền nhiệm hoàn tất. Điều đó có nghĩa rằng vị ấy phải đến từ một quốc gia tự do. Nhưng chính quyền Bắc Kinh cũng sẽ chỉ định một Đạt Lai Lạt Ma. Vì thế sẽ có hai Đạt Lai Lạt Ma. Một Đạt Lai Lạt Ma - Đạt Lai Lạt Ma chính thức của Bắc Kinh – đồng bào Tây Tạng sẽ không có niềm tin. Ngay cả người dân thường của Trung Hoa sẽ không tin tưởng gì vào vị ấy. Đấy sẽ là một Đạt Lai Lạt Ma giả mạo. Đôi khi những anh chị em Trung Hoa có những sự tính toán khác. [Cười] [2]

CHÍNH TRỊ TÁI SINH  5467405938_1b31e67a51_m

Việc nhà cầm quyền Trung Cộng đưa ra một dự luật “bắt buộc” tất cả những vị Lạt Ma cao cấp phải tái sinh trong những khu vực thuộc quyền kiểm soát cũng như phải được sự chấp thuận của Bắc Kinh có thể dường như buồn cười và cũng có thể không có ý nghĩa gì đối với Phật tử của thế giới hiện đại những người đã quen với các việc mà những cơ quan nhà nước như vậy mang đến.

Người ta tự hỏi, có phải nhà cầm quyền Trung Cộng đã quá si mê và nhạy cảm đối với tất cả những truyền thống như vậy? Tại những điều đầu tiên thể hiện, họ dường như đang cố gắng để hành động trong khả năng của một Thượng Đế Toàn Năng quyết định trong một vấn đề quan trọng và không thể nghĩ đến như vậy, hay họ thật sự muốn thế? Thế thì thật sự họ là những người Vô Thần Duy Vật hay Vô Thần Duy Tâm? Có lẻ chính họ thật sự hiểu rõ hơn trong vấn đề này!

Chắc có lẻ đối với Bắc Kinh, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được xem như là một vị Nguyên thủ quốc gia khác, nên vẫn là một cái gai trong thịt của họ, khi ngài có thể được vận động bởi những chính quyền ngoại quốc và những nhóm hâm mộ tương tự đến sự bất lợi cho sự an toàn và sự quan tâm của họ. Vị trí của ngài như một Thủ lĩnh tâm linh sẽ đến trong vị trí thứ hai ảnh hưởng rất xa.

Nếu người ta nhìn vào những người Hoa hải ngoại, những người mà tổ tiên họ đã rời Hoa lục thậm chí mới gần đây, và việc qua thời gian họ đã tiến hóa và tiếp nhận môi trường cư trú mới của họ như thế nào, chấp nhận và thể hiện lòng trung kiên của họ với những quốc gia mới, và cuối cùng tự họ ngưng gắn kết với người Hoa ở Hoa lục, người ta có thể bắt đầu thấu hiểu tại sao sự hò hẹn, hứa hẹn, mời mọc hay thời kỳ những Lạt Ma cao cấp, kể cả Đức Đạt Lai Lạt Ma phải đến từ những cư dân địa phương.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã rời Tây Tạng hơn nửa thế kỷ trước, nhiều người Tây Tạng tháp tùng với ngài bây giờ chắc đã là thế hệ thứ hai hay thứ ba sinh ra ở ngoại quốc, sống, làm việc, và suy nghĩ giống Ấn Độ hơn là những người Tây Tạng từ Tây Tạng những người bị ảnh hưởng một cách chính yếu từ đa số người Hoa. Họ có thể là những người Tây Tạng nguyên gốc, nhưng chắc có lẻ qua thời gian, những nhóm khác nhau đã định cư ở ngoại quốc sẽ trở nên khác biệt rõ ràng trong quan điểm và trung thành với những ai trong chính Tây Tạng.

Đối với những thế hệ trẻ ở Tây Tạng nội thuộc Trung Hoa, Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại có thể chỉ là một hình ảnh tôn giáo rất xa xôi xét cho đến cùng ở trong vị thế bị cấm đoán nghiêm nhặt về mọi thứ liên hệ đến ngài. Sự ảnh hưởng của ngài và tầm quan trọng của những lời nói của ngài sẽ được tiếp nhận bởi những người trẻ này như thế nào thật sự ai đoán được. Đức Đạt Lai Lạt Ma ngài càng lớn tuổi hơn và chính quyền Bắc Kinh có thể cảm thấy đây là đúng lúc để đưa ra một luật lệ hợp thức hóa sự bổ nhiệm một người địa phương như thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng bên trong Tuyết Sơn; không cần biết đến những người Tây Tạng không phải công dân Trung Hoa.

Tất cả việc này là để thuyết phục sự chỉ định một Đạt Lai Lạt Ma địa phương để trang trí cho chính quyền Trung Cộng và sự ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ bị sút giảm một cách đáng kể. Với sự trưng bày luật lệ mới, nó sẽ không thành vấn đề đối với nhà cầm quyền về việc Đức Đạt Lai Lạt Ma quyết định trở lại như một người đàn bà hay có thể ngài hoàn toàn không trở lại.

Khác hơn một sự chinh phục hoàn toàn đối với chính quyền Trung Cộng và chờ đợi cho một sự thay đổi hay sụp đổ của chính quyền hiện tại để ảnh hưởng đến những sự thay đổi; hay một sự ủng hộ cho một cuộc can thiệp quân sự, dường như có rất ít cơ hội nếu có thể để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại hành động. [4]

Trong kiếp sống này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cần một sự tỉnh thức gia tăng không ngừng về đạo đức. Không phải bây giờ mà hai năm trước đây, chính quyền Trung Cộng đã thông qua một loạt những dự luật: Lượng Định và Quản Lý việc Tái Sinh [5], cho phép chính quyền hoàn toàn kiểm soát đối với việc tái sinh. Dự luật bây giờ tuyên bố rằng chỉ có chính quyền mới có quyền quyết định việc một lạt ma chết tái sinh và tất cả những lạt ma Tây Tạng vì thế sẽ tái sinh trong lĩnh thổ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Đối diện với một trình độ ngoan cố, khôi hài ngốc ngếch (!) một cách ngoại hạng như thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn tiếp tục lạc quan và ngay cả sôi nổi không nãn lòng và thế nào đấy trong tự nó là một sự thoãi mái trong thế giới rắc rối mà ngài và bác sĩ Cutler đã trao đổi trong chiều sâu như vậy của tác phẩm Nghệ Thuật Sống Trong Thế Giới Phiền Não.[6]


Phụ chú:

[1] Atheist: Có lẻ phải phân biệt hai loại vô thần: Vô Thần Duy Vật và Vô Thần Duy Tâm. Vì Đạo Phật bác bỏ một đấng tạo hóa tạo ra muôn loài nên Đạo Phật là vô thần, nhưng Đạo Phật với quan điểm nhất thiết duy tâm tạo, nên Đạo Phật là Vô Thần Duy Tâm. Đương nhiên đối với Vô Thần Duy Vật: không tin có Thượng Đế, không tin có thế giới tâm linh, thế giới vô hình, cũng như không có thần thánh. Nhưng thuật ngữ “atheist” tức là ‘không có đấng tạo hóa tạo’ khi dịch là “vô thần” thường bị hiểu lầm là không có thần thánh đối với Vô Thần Duy Tâm, trái lại Mười Pháp Giới của Đạo Phật, từ chư Phật - Bồ tát -Thinh văn - Duyên Giác - cõi thiên, có đến 33 tầng trời - cõi A tu la, một loại bán thiên - cõi người - cõi súc sinh - đến cõi ngạ quỹ và địa ngục là không thể thấy bằng mắt của phàm nhân.
[2] http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-64_4-9906_15-2/
[3] http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=70,9928,0,0,1,0
[4] http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=8,9931,0,0,1,0
[5] the Management Measures on Reincarnation (MMR).
[6] http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=10,8916,0,0,1,0

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 27/02/2011



Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết