VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!

Join the forum, it's quick and easy

VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Thế sự buồn vui như mộng ảo
Trần gian muôn việc có rồi không
Giông bảo mặt hồ không gợn sóng
Tha hồ tự tại bước thong dong!
VƯỜN TUỆ NỞ HOA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» LUẬN VỀ NIỆM PHẬT
SÁU MƯƠI CÂU KỆ LUẬN LÝ  EmptyWed May 21, 2014 12:49 am by Admin

» Duy ngã độc tôn
SÁU MƯƠI CÂU KỆ LUẬN LÝ  EmptySat May 10, 2014 12:17 am by Admin

» VIỄN LY – QUYẾT ĐỊNH GIẢI THOÁT
SÁU MƯƠI CÂU KỆ LUẬN LÝ  EmptySat Jan 14, 2012 10:31 am by Admin

» THI HAY KỆ
SÁU MƯƠI CÂU KỆ LUẬN LÝ  EmptyFri Jan 13, 2012 6:32 am by Admin

» VỌNG TƯỞNG LUÂN HỒI
SÁU MƯƠI CÂU KỆ LUẬN LÝ  EmptyWed Dec 07, 2011 11:59 am by Admin

» QUAN ĐIỂM CỦA TÔI
SÁU MƯƠI CÂU KỆ LUẬN LÝ  EmptyMon Dec 05, 2011 10:51 pm by Admin

» Mục lục - Giới thiệu
SÁU MƯƠI CÂU KỆ LUẬN LÝ  EmptyMon Dec 05, 2011 10:48 pm by Admin

» ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ NEWSWEEK
SÁU MƯƠI CÂU KỆ LUẬN LÝ  EmptyFri Oct 14, 2011 9:36 am by Admin

» BẢO HÀNH VƯƠNG CHÍNH LUẬN
SÁU MƯƠI CÂU KỆ LUẬN LÝ  EmptyWed Sep 14, 2011 5:05 am by Admin

Affiliates
free forum


SÁU MƯƠI CÂU KỆ LUẬN LÝ

Go down

SÁU MƯƠI CÂU KỆ LUẬN LÝ  Empty SÁU MƯƠI CÂU KỆ LUẬN LÝ

Bài gửi  Admin Wed Jul 14, 2010 9:43 pm

SÁU MƯƠI CÂU KỆ LUẬN LÝ

Con xin phủ phục đến Đấng Thế Tôn
Người đã dạy về duyên khởi,
Nguyên lý chính mà do đấy
Sinh khởi và suy tàn được loại bỏ. (Kính lễ)

Những ai mà trí thông tuệ của họ vượt khởi tồn tại và không tồn tại
Và những ai không chấp nhận [trong bất cứ cực đoan nào]
Đã thân chứng ý nghĩa của duyên sinh,
Tính không chân thật thậm thâm và không thể suy lường được. (1)

Những ai thấy với thông tuệ của họ
Sự tồn tại ấy giống như một ảo tượng và một vọng tưởng
Không bị hư hoại bởi sự tin tưởng trong
Những cực đoan của quá khứ và tương lai. (17)

Bằng sự thông hiểu sinh khởi, suy tàn được thấu hiểu.
Bằng sự thấu hiểu suy tàn, vô thường được thông hiểu.
Bằng sự thông hiểu vô thường
Giáo pháp thật sự chân thành được thân chứng. (22)

Không có một sự tập trung vững vàng hay vị trí,
Không có sự duy trì và không có gốc rể,
Sự sinh khởi hoàn toàn như một kết quả của si mê,
Không có bắt đầu, đoạn giữa, hay kết thúc…(26)

Không có cốt lõi, giống như cây chuối.
Giống như một thành phố không thật trên bầu trời,
Thế giới khổ đau – những vùng đất của mê mờ -
Sự biểu hiện trong cách này – giống như một vọng tưởng. (27)

Đến những học trò trong việc tìm kiếm những điều như vậy
Trước tiên những vị thầy nên nói rằng, “Mọi thứ tồn tại.”
Rồi thì sau đó họ nhận ra ý nghĩa của điều này và từ bỏ tham dục,
Họ sẽ đạt đến sự siêu việt toàn hảo. (30)

Trẻ con bị lừa bởi sự quán chiếu như vậy
Bởi vì chúng nhận những thứ ấy là thật.
Trong cùng chính cách như thế, bởi vì sự si mê của chúng,
Chúng bị giam hảm trong ngục tù của những đối tượng nhận thức như vậy. (53)

Những bậc đại nhân, những người với con mắt của sự tỉnh thức nguyên sơ
Thấy rằng những thực thể giống như những sự phản chiếu,
Không bị vướng mắc trong ảo tưởng
Của những điều được gọi là “đối tượng.” (54)

Những trẻ con bị vướng mắc đến hình sắc.
Những người trưởng thành tự do khỏi sự vướng mắc đến [những đối tượng của tri giác],
Và những ai được phú cho với sự thông tuệ siêu việt
Biết bản tính tự nhiên chân thật của hình sắc và [bằng sự hiểu biết ấy] được giải thoát. (55)

Đại dương ghê tởm của tồn tại
Đầy những con rắn dày dò phiền não.
Nhưng những ai với tâm thức không dao động ngay cả với tư tưởng trống rỗng
Đã vượt một cách an toàn qua [những hiểm nguy của nó]. (59)

Bằng năng lực của đạo đức biểu hiện ở đây
Nguyện cho tất cả chúng sinh làm cho toàn thiện sự tích tập công đức và tuệ trí,
Và từ phước đức và tuệ trí này,
Nguyện cho tất cả mọi người đạt được hai sự toàn vẹn [phước và tuệ] của sự giác ngộ thật sự .


Under the guidance of Khenpo Tsultrim Gyamtso Rinpoche, adapted by Ari Goldfield from a translation in Nagarjuna: Studies in the Writings and Philosophy of Nagarjuna, Christian Lindtner, Motilal Banarsidass Publishers, New Delhi, 1990, pp. 100-120. May 17, 1997.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 656
Join date : 01/06/2010

https://tueuyen.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết